Bóng đá 7 người là một hình thức bóng đá mini khá phổ biến trên toàn thế giới hiện nay. Đặc biệt là ở cấp độ thanh thiếu niên và giải trí, là sân bóng cho lứa cầu thủ U9, U10. Các chủ sân bóng hay quý độc giả muốn tìm hiểu kích thước sân bóng đá 7 người, diện tích sân, khung thành sân 7… Hãy đọc bài viết của chúng tôi ngay dưới đây nhé.
Kích Thước Sân Bóng Đá 7 Người Tiêu Chuẩn Fifa
Theo khuyến cáo của Fifa thì sân bóng đá mini 7 người là sân bóng dành cho lứa tuổi U9, U10. Kích thước sân bóng đá 7 người tiêu chuẩn được sử dụng trong các giải đấu của Fifa như sau:
- Sân bóng có dạng hình chữ nhật.
- Chiều dài sân có kích thước là từ 50→60 m.
- Chiều rộng sân có kích thước là từ 30→40 m.
- Xung quanh sân bóng phải có khu vực tự do với chiều rộng là 3 m.
Diện Tích Sân Bóng Đá 7 Người Tiêu Chuẩn VFF
- Theo luật bóng đá 7 người do Ủy ban thể dục thể thao ban hành năm 2001. Sân hình chữ nhật, chiều dài tối đa là 75 m và tối thiểu 50 m, chiều rộng tối đa là 55 m và tối thiểu 40 m. Chú ý là chiều dài phải luôn lớn hơn chiều rộng của sân.
- Tại giải đá phủi Hanoi Premier League (HPL), giải bóng đá phủi số một Việt Nam hiện nay. Diện tích sân 7 là 60 x 35 m=2100 m². Độ rộng tối thiểu xung quanh sân không có rào chắn là 2 m. Kích thước gôn (khung thành) sân 7 là: 3,6 x 2,0 m.
Các Khu Vực Trên Sân Bóng 7 Người
Đường giới hạn:
Các đường giới hạn đều không quá rộng hơn 12 cm. Đường giới hạn nửa sân chia sân thành 2 phần bằng nhau. Chính giữa đường nửa sân có một điểm rõ ràng là tâm của sân. Lấy điểm đó làm tâm kể đường tròn bán kính 6m, đó là vòng tròn trung tâm.
Cầu môn:
Khung thành được cấu tạo bởi 2 cột dọc vuông góc với biên ngang và cách đều 2 cột cờ góc, có khoảng cách 6 m (tính từ mép trong của cột) được nối liền với nhau bằng một xà ngang song song và cách mặt sân 2,10m (tính từ mép dưới xà ngang). Kích thước khung thành (gôn) sân 7 là: 6 x 2,10 m
Cột dọc và xà ngang phải có cùng kích thước và không rộng quá 12 cm. Lưới phải được mắc vào cột dọc, xà ngang và gắn xuống mặt sân phía sau cầu một cách chắc chắn. Lưới phải có thiết bị căng một cách thích hợp để không gây cản trở hoạt động của thủ môn cũng như không để bóng có thể bật trở lại sân, khi bóng đã hoàn toàn vượt qua đường cầu môn.
Khu cầu môn:
Từ điểm cách cột dọc 5 m trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song, vuông góc với biên ngang và có độ dài 5 m, kẻ đường nối liền hai đầu đoạn thẳng đó. Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng đó và đường biên ngang gọi là khu cầu môn.
Khu phạt đền:
Từ điểm cách cột dọc 13 m trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song, vuông góc với biên ngang và có độ dài 13 m, kẻ đường nối liền 2 đoạn thẳng đó. Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng đó và đường biên ngang gọi là khu phạt đền.
Trong mỗi khu phạt đền có một điểm với đường kính 22 cm được đánh dấu rõ ràng, cách điểm giữa đường biên ngang 9 m – Đó là điểm phạt đền. Từ điểm phạt đền làm tâm kẻ một cung tròn ở ngoài khu phạt đền có bán kính 6 m, để xác định vị trí đứng của những cầu thủ khi thực hiện quả phạt đền 9 m.
Cột cờ góc:
Tại mỗi góc sân được cắm cột cờ góc cao tối thiểu 1,5 m.
Cung phạt góc:
Từ tâm là điểm cắm các cột cờ góc, kẻ vào trong sân 1/4 cung tròn bán kính 1 m. Đây là vị trí đặt bóng để đá quả phạt góc.
Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích cho bạn. Giúp bạn nắm được kích thước sân bóng đá 7 người. Và các kiến thức liên quan đến sân 7.
Có thể bạn quan tâm: